Nhờ người khác viết di chúc được không?

Kính chào Công ty TNHH DV tư vấn Phan Nguyễn (Sau đây gọi là “Luật Phan Nguyễn”), tôi là Nguyễn Ngọc N, hiện đang thường trú tại Thành phố Dĩ an, Bình Dương. Tôi có vấn đề thắc mắc pháp lý nhờ công ty giải đáp. Hiện tại Bố mẹ tôi đã già, nay ông bà muốn để lại tài sản thừa kế cho các con gồm ba người con: 01 (một) anh trai; 01 (một) chị gái và tôi, tuy nhiên cả Bố và Mẹ lại đều không biết chữ và Bố mẹ muốn ủy quyền cho tôi viết,  liệu tôi có thể viết di chúc giúp Bố mẹ được không?

Trả lời:

Đầu tiên, Luật Phan Nguyễn cảm ơn quý bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới công ty.

Sau đây chúng tôi xin nêu ra ý kiến trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Thứ nhất: Định nghĩa về di chúc

  • Theo từ điển Tiếng Việt thì di chúc được hiểu là dặn dò lại người sau những việc cần làm trước khi chết.
  • Còn theo quy định pháp luật thì di chúc là sự thể hiện ý chí của một cá nhân nhằm  mục đích chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Thứ hai: Người lập di chúc là người thành niên tức là người đủ mười tám tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự[1] và phải có đủ điều kiện thỏa mãn luật định về quyền lập di chúc để định đoạt phần tài sản của mình như:

  • Người lập di chúc vẫn còn minh mẫn, sáng suốt, lập di chúc với sự tự nguyện không bị cưỡng ép, lừa dối và đe dọa;
  • Nội dung lập di chúc không được vi phạm điều cấm của Luật, không trái đạo đức xã hội.

Thứ ba: Hình thức của di chúc gồm 02 (hai) loại là di chúc bằng văn bản hoặc di chúc bằng miệng[2]. Mà di chúc bằng miệng chỉ được lập khi rơi vào trường hợp một người bị cái chết đe dọa và không thể nào tự mình lập di chúc, sau thời hạn 03 tháng nếu người đó khỏe lại, minh mẫn sáng suốt như bình thường thì di chúc bằng miệng đó mặc nhiên không còn giá trị và sẽ bị hủy bỏ.

Trong trường hợp này của bạn là Bố mẹ bạn chỉ già về tuổi tác chứ sức khỏe vẫn nằm trong tình trạng bình thường, ổn định nên không thuộc vào trường hợp lập di chúc bằng miệng.

Mặt khác, xét về hình thức di chúc bằng văn bản thì có các loại sau[3]:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
  •  Di chúc bằng văn bản có công chứng;
  •  Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Trong các loại trên, do Bố mẹ của bạn không biết chữ và muốn nhờ bạn viết di chúc nên thuộc vào trường hợp (ii) Di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Và điều kiện để loại di chúc này có hiệu lực chính là[4] (i) Phải có ít nhất 02 người làm chứng; (ii) Người lập di chúc (tức là bạn) có thể ký hoặc điểm chỉ vào văn bản di chúc trước mặt những người làm chứng; (iii) Những người làm chứng xác nhận ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào văn bản di chúc. Sau đó Bạn phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Lưu ý đối với điều kiện người làm chứng, mọi người đều có thể làm chứng cho cho việc lập di chúc, trừ những trường hợp luật cấm như sau:

Tóm lại: Trong tình huống của bạn, bạn có thể viết thay di chúc cho Bố mẹ nhưng phải thỏa mãn các điều kiện như chúng tôi đã trình bày ở trên.

Trường hợp có thắc mắc, xin liên hệ chúng tôi theo địa chỉ: 128 Đường số 9, Khu Trung tâm hành chính Dĩ An, Phường Dĩ An, TP Dĩ An, Bình Dương và/hoặc liên lạc theo SĐT: 039 3333 640 để được giải đáp và tư vấn cụ thể hơn.

Luật Phan Nguyễn cảm ơn Quý đọc giả đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung từ Quý đọc giả./.


[1] Điều 20 Bộ Luật dân sự 2015

[2] Điều 627 Bộ Luật dân sự 2015

[3] Điều 628 Bộ Luật dân sự 2015

[4] Điều 634 Bộ Luật dân sự 2015