HƯỚNG DẪN THỦ TỤC YÊU CẦU CÔNG NHẬN CHA CON

Điều kiện công nhận cha con

Căn cứ Điều 25 Luật Hộ Tịch 2014, điều kiện công nhận cha con bao gồm:

  • Có yêu cầu công nhận quan hệ cha con: người gửi yêu cầu là người thành niên và không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Có chứng cứ chứng minh quan hệ cha con: thường giấy xét nghiệm AND của cơ quan y tế có trình độ chuyên môn;
  • Khi đăng kí xác nhận quan hệ thì cha, mẹ, con đều phải có mặt.

Đối với điều kiên chứng cứ chứng minh quan hệ cha con, cụ thể ở Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định:

  • Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con;
  • Trường hợp không có văn bản giám định của cơ quan y tế thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Các điều kiện để công nhận cha con phải được đáp ứng đầy đủ, nhất là điều kiện liên quan tới chứng cứ chứng minh quan hệ cha con.

Trong trường hợp chứng cứ chứng minh không đúng thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 15/2015/TT-BTP hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch.

LƯU Ý: nếu người cha không muốn nhận con buộc phải đưa đơn khởi kiện yêu cầu công nhận cha con để người cha thực hiện nghĩa vụ thì những người có quyền yêu cầu theo Điều 102 Luật Hôn Nhân và gia định 2014:

  • Cha, mẹ, con, người giám hộ;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Thủ tục yêu cầu công nhận cha con

Đăng kí nhận cha con ở đâu?

Theo Điều 101 Luật Hôn nhân gia đình 2014, Điều 25, Điều 44 Luật Hộ tịch 2014, cơ quan có thẩm quyền công nhận quan hệ cha con khi có yêu cầu:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha con thực hiện đăng ký nhận cha con trong trường hợp không có tranh chấp liên quan đến vấn đề công nhận cha con.
  • Nếu yêu cầu công nhận cha con giữa người Việt Nam và người nước ngoài thì Ủy Ban nhân dân cấp huyện sẽ thực hiện đăng kí trong trường hợp người cha muốn nhận con.
  • Trong trường hợp có tranh chấp thì tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha con theo quy định tại Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Lưu ý: yêu cầu công nhận cha con khi đăng kí tại tòa án trong nhiều trường hợp là vụ án dân sự (có tranh chấp) hoặc vụ việc dân sự (khôn có tranh chấp):

  • Vụ án dân sự: quy định tại khoản 4 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: đó là tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn, tranh chấp nhận nuôi dưỡng đứa bé khi mẹ con không cho phép,…
  • Vụ việc dân sự: khoản 10 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: thưởng diễn ra khi mẹ bé hoặc những người có quyền lợi trách nhiệm liên quan yêu cầu Tòa án xác định cha cho con trong trường hợp cha không nhận con nhưng mẹ bé muốn tiến hành xác định cha con,…

Hồ sơ yêu cầu công nhận cha con

Hồ sơ yêu cầu công nhận cha con trong trường hợp người cha chủ động nhận con theo Điều 25 Luật Hộ Tích 2014:

  • Nộp tờ khai theo mẫu quy định;
  • Giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân của các bên.
  • Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.

Trong trường hợp có tranh chấp yêu cầu công nhận cha con thì hồ sơ gồm:

  • Đơn khởi kiện yêu cầu xác định cha cho con và yêu cầu cấp dưỡng;
  • Giấy tờ tùy thân của các bên;
  • Sổ hộ khẩu;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con;
  • Giấy khai sinh của con.

Thủ tục công nhận cha con

Nếu người cha muốn nhận con thì chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện về công nhận cha con, chuẩn bị hồ sơ và đem đến cơ quan có thẩm quyền đăng kí hộ tịch được nêu ở trên để tiến hành công nhận cha con.

Trong trường hợp có tranh chấp, những cá nhân, tổ chức có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu công nhận cha con ra Tòa án nơi người cha cư trú. Thủ tục khởi kiện sẽ được giải quyết theo các trình tự thủ tục được quy định tron Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:

  • Viết đơn khởi kiện có nội dung đầy đủ các phần được quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và chuẩn bị các hồ sơ cần thiết được nêu ở phần trên;
  • Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;
  • Sau khi nhận được đơn kiện, Tòa án xem xét đơn kiện trong vòng 08 ngày và ra quyết định có thụ lí vụ án không; thông báo cho người khởi kiện (yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn kiện; trả đơn kiện; thụ lí đơn kiện; chuyển giao đơn kiện);
  • Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong vòng 07 này kể từ ngày nhận được thông báo tạm ứng án phí;
  • Thông báo cho người khởi kiện, các bên liên quan về thụ lí vụ án trong vòng 03 ngày; Chánh án Tòa án tiền hành phân công thẩm phán giải quyết vụ án;
  • Bị đơn và các bên liên quan nộp bản ghi ý kiến về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo;
  • Tòa án tiến hành chuẩn bị xét xử trong 04 tháng kể từ ngày thụ lí vụ án, tiến hành hòa giải tranh chấp giữa các bên.
  • Trong 01 tháng từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên xét xử sơ thẩm.