QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN TÀI SẢN

Theo quy định tại Điều 530 – Bộ luật dân sự năm 2015 về Hợp đồng vận chuyển tài sản như sau:

“Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.”

Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.

Một số đặc điểm về hợp đồng vận chuyển tài sản:

– Hợp đồng vận chuyển tài sản có thể được giao kểt bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định hợp đồng phải được lập thành văn bản, thì các bên phải tuân theo hình thức đó. Trong hợp đồng vận chuyển tài sản, nếu có vận đơn thì vận đơn là bằng chứng của việc giao kết họp đồng giữa các bên. Đối tượng của việc vận chuyển tài sản có thể là các loại động sản gồm: tài sản các loại, gia súc, gia cầm… có thể được vận chuyển bằng các phương tiện giao thông.

– Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm và đóng gói theo đúng quy cách đã thoả thuận. Nếu hàng hoá có bao bì, đóng gói, khi vận chuyển phải thực hiện theo quy định chung về tiêu chuẩn để bảo đảm an toàn khi vận chuyển. Khi các bên không có thoả thuận khác, bên thuê vận chuyển phải chịu chi phí bổc xếp tài sản lên, xuống phương tiện và phải thanh toán chi phí phát sinh nếu bên vận chuyển phải chờ đợi hàng vận chuyển hoặc phải nộp phạt vi phạm theo thoả thuận.

–  Mức cước phí vận chuyển do các bên thỏa thuận; nếu pháp luật có quy định về mức cước phí vận chuyển đối với loại hàng hoá đó thì áp dụng quy định mức cước phí của pháp luật. Theo nguyên tắc chung, bên thuê vận chuyển phải thanh toán đủ cước phí vận chuyển khi tài sản đã được chuyển lên phương tiện, trừ trường hợp các bên trong họp đồng có thỏa thuận khác.

–  Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu để tài sản bị mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Nếu bên thuê vận chuyển trực tiếp áp tải, trông coi thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm trông giữ hàng hoá.

– Bên vận chuyển còn được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu xảy ra tình trạng bất khả kháng làm tài sản bị mất mát, hư hỏng, bị huỷ hoại, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Ngược lại, bên thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba nếu tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, đóng gói không đúng quy cách kỹ thuật đế bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.

–  Hợp đồng vận chuyển tài sản được coi là hoàn thành khi bên vận chuyển đã trả tài sản đầy đủ, đúng thời hạn và địa điểm. Nếu không có người nhận tài sản, thì hợp đồng được coi là hoàn thành khi tài sản đã được bên vận chuyển gửi vào nơi gửi giữ bảo đảm sổ lượng, chất lượng và các điều kiện khác; trường họp này, bên vận chuyển phải báo cho bên thuê vận chuyển hoặc bên nhận tài sản về việc gửi giữ.