KHÔNG CÓ TÊN TRONG DI CHÚC CÓ ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG?

Công dân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo Bộ luật Dân sự 2015, nếu người chết để lại di chúc hợp pháp, tài sản của người đó sẽ được chia theo di chúc. Vậy những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật mà không có tên trong di chúc có được hưởng di sản của người chết không?

Mặc dù Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp pháp luật vẫn cho phép những người không có tên trong di chúc được hưởng di sản của người chết để lại cụ thể: Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người sau đây không có tên trong di chúc vẫn được hưởng di sản thừa kế.

– Con chưa thành niên của người để lại di sản;

– Cha của người để lại di sản;

– Mẹ của người để lại di sản;

– Vợ của người để lại di sản;

– Chồng của người để lại di sản;

– Con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản. 

Mức hưởng của người thừa kế không phụ thuộc di chúc

 Điều 644 của Bộ luật Dân sự 2015, những người không có tên trong di chúc vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản thừa kế được chia theo pháp luật.

Trường hợp người để lại di chúc chỉ cho họ hưởng di sản ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật, thì những đối tượng này vẫn được hưởng bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Tuy nhiên, quy định này sẽ không áp dụng đối với những người thuộc đối tượng nêu trên nhưng từ chối nhận di sản thừa kế hoặc không có quyền nhận di sản thừa kế (Đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản; Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản…).

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A có vợ là bà B và 03 con là C (25 tuổi, không có khả năng lao động); D (17, tuổi); E (20 tuổi là con riêng của ông A và bà F). Ông A có tài sản riêng là một mảnh đất trị giá 3 tỷ đồng, và tài sản trong khối tài sản chung vợ chồng là 1 tỷ đồng. Ông A mất có di chúc để lại toàn bộ tài sản trên cho E (di chúc hợp pháp).

Trong tình huống này theo quy định của pháp luật thì bà B, C và D là những người có quyền hưởng di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Di sản mà B, C, D được hưởng, được tính như sau:

Giả sử ông A mất mà không để lại di chúc, khi đó tài sản của ông A sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc hang thừa kế thứ nhất. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật của ông A trong trường hợp này là B, C, D, E.

Tài sản mà B, C, D, E nhận được khi chia thừa kế theo pháp luật là:

B=C=D=E= 4/4= 1 tỷ (đồng)

Trong trường hợp này ông A để lai di chức vì vậy B, C, D sẽ được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật là:

B=C=D=2/3X 1 = 666,666 triệu đồng

E chỉ được hưởng 2 tỷ đồng trong khối di sản mà A để lại.