THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ

1. Thủ tục thực hiện

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định pháp luật.
  • Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Công an cấp quận, huyện để làm thủ tục đăng ký thường trú. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:
    • trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ và viết giấy biên nhận/ giấy hẹn trao cho người nộp
    • trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì cán bộ không tiếp nhận và hướng dẫn người nộp bổ sung những hồ sơ còn thiếu
  • Bước 3: Trả kết quả theo giấy hẹn

2. Thành phần hồ sơ:

Công dân nộp hồ sơ đăng ký thường trú mới cần chuẩn bị những hồ sơ, tài liệu sau đây:

  • Bản khai nhân khẩu (HK01)
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu (HK02)
  • Giấy chuyển hộ khẩu (HK07) – áp dụng đối với công dân có nơi thường trú khác tỉnh với nơi nhập khẩu
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp theo NĐ 31/CP bao gồm: Đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp (UBND phường cấp); Giấy phép xây dựng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất
  • Chứng nhận số nhà
  • Sổ hộ khẩu gốc của nơi đăng ký thường trú cũ (nếu chuyển cả hộ)
  • Giấy tờ pháp lý cá nhân (chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, …)

3. Cơ quan giải quyết:

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ giải quyết: Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an cấp quận, huyện. (nơi công dân đăng ký thường trú)

4. Thời gian giải quyết:

15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

5. Căn cứ pháp lý:

  • Luật số 81/2006/QH13 về cư trú
  • Luật số 36/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú
  • Nghị định 31/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú
  • Thông tư 36/2014/TT-BCA Quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú
  • Thông tư 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú